BTricks

Trung Quốc: Sang Mỹ “vét" giấy vụn

Trung Quốc mua giấy vụn ở Mỹ, tái chế thành thùng giấy mới để đóng hàng xuất ngược trở lại Mỹ.

Thất nghiệp và thiếu tiền, Jerrry Leonhardt lái chiếc xe bán tải Chevy chở đầy thùng các tông đã qua sử dụng ông nhặt được ở đằng sau siêu thị và các cửa hàng nhỏ vào một trung tâm tái chế ở thị trấn Los Angeles County.
Leonhardt thường bán thùng các tông bỏ đi cho trung tâm tái chế. Trung tâm này đóng gói, xếp vào container và chở đến cảng Long Beach gần đó.

Tại đây thùng các tông được xếp lên tàu chở đến Trung Quốc. “Tôi kiếm được cũng khá,” Leonhardt nói, mỗi xe tải ông kiếm được 85 đôla.

Xuất khẩu giấy bỏ đi (waste paper), thuật ngữ thị trường này dùng để chỉ thùng các tông đã qua sử dụng và các loại giấy vụn khác, đang tăng mạnh.

Mỹ từ lâu đã bán giấy bỏ đi như thùng các tông, giấy báo, catalogue, danh bạ và nhiều thứ giấy vụn khác sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc vốn vẫn chưa có đủ hàng để nhập khẩu, không đủ cây để chặt cũng chẳng có thói quen tái chế đủ mạnh để đảm bảo nguyên liệu thô làm hộp đóng gói cho thị trường hàng xuất khẩu đang bùng nổ.

Jerry Leonhardt, thất nghiệp, thu mua thùng giấy từ các siêu thị và cửa hàng nhỏ để bán cho công ty Corridor Recycling. Công ty này thu mua giấy vụn, từ thùng các tông tới danh bạ. “Nếu tôi thấy tờ báo, tôi cũng nhặt nó luôn,” Leonhardt nói. Ông kiếm được 85 đôla cho mỗi xe tải giấy, đây là nguồn thu nhập chính của ông.

Nhưng nay tiêu dùng Mỹ đang hồi phục, Trung Quốc cần thùng các tông cũ của Mỹ để sản xuất thùng mới chở hàng ngược về Mỹ.

Trung Quốc cũng mua thùng giấy về để đóng gói hàng tiêu dùng bán cho chính tầng lớp trung lưu nước mình.

Các chuyên gia phân tích nói Trung Quốc nhập giấy bỏ đi về tự làm còn rẻ hơn nhiều so với trực tiếp nhập khẩu thùng mới.

"Đơn giản là họ không có đủ thùng giấy,” Bill Moore, một nhà tư vấn cho ngành giấy ở Atlanta nói.

Trong khi đó, Mỹ lại có đầy. Ngày càng nhiều người mua hàng qua mạng nên các gia đình Mỹ đang ngập trong các loại thùng, nay chiếm tới 15% rác thải gia đình từ chỗ chỉ có 5% năm 1995, Moore nói thêm.

Sau khi giảm mạnh năm 2009, giá xuất khẩu thùng các tông cũ từ Mỹ, phong vũ biểu của thị trường giấy vụn, tăng đều đặn và đang vượt qua mức giá trước suy thoái.

Các nhà máy giấy Trung Quốc đang trả 228 đôla cho mỗi tấn giấy đóng bao (tính cả khối lượng container) rời các cảng quanh khu vực Los Angeles, tăng 5% so với tháng 03/2010 và đã vượt xa con số 160 đôla mỗi tấn hồi tháng 03/2007.

Theo cảng Long Beach, tổng kim ngạch xuất khẩu giấy loại của hai cảng container bận rộn nhất là Long Beach và Los Angeles năm 2010 tăng gần 35%, vượt qua mức tăng chung 15% của tất cả các mặt hàng xuất đi từ hai cảng này.

Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy nhu cầu đang tăng.

Giá xuất khẩu giấy loại, hay “giấy tái chế”, tăng mạnh đóng góp nhiều vào lợi nhuận năm 2010 của Sonoco Products Co.. Công ty đóng gói và tái chế giấy vừa thông báo doanh số kỷ lục trong năm 2010.

Công ty trên nói doanh số bán thùng các tông cũ sang các nước xuất khẩu của họ đã tăng đáng kể, bất chấp số thùng thu được ở Mỹ đạt đỉnh.

Sonoco đang phải sáng tạo ra nhiều cách để có thể thu mua được nhiều thùng hơn, bao gồm cả thu mua từ tàu viễn dương.

Công ty giấy Cửu Long của Trung Quốc là một trong những đơn vị thu mua giấy loại từ Mỹ và tái chế thành các vật liệu đóng gói lớn nhất. Gần đây công ty này đã tăng trưởng mạnh.

Công ty niêm yết ở Hong Kong có nữ Chủ tịch Cheung Yan là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc này công bố lợi nhuận ròng trong 6 tháng cuối năm 2010 tăng 22% so với một năm trước đó (1,27 tỷ tệ, tức khoảng 193 triệu đôla).

Corridor Recycling mua 50-60 tấn thùng các tông mỗi ngày. Thùng được đóng bao, xếp vào container và chở đến càng Long Beach. Từ đây thùng được xếp xuống tàu chở đến Trung Quốc.

Doanh thu trong kỳ tăng 45% lên 12,6 tỷ tệ.

Các nhà xuất khẩu giấy vụn nói họ tạo việc làm, giúp giảm thâm hụt thương mại ở Mỹ và hỗ trợ cho mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của chính quyền Obama trước năm 2014.

"Người ta phàn nàn rằng chúng tôi không sản xuất gì ở Mỹ, nhưng chúng tôi đã tạo nên cả một ngành công nghiệp,” Clark Hahne từ công ty xuất khẩu giấy loại Newport CH International ở Orange, California, nói.

Ở Carson, California, những tổ chức và cá nhân thu mua giấy vụn bán những gì mình thu được tại khu vực Corridor Recycling từ 6h sáng và kéo dài suốt cả ngày. Họ chở tới đây rất nhiều thùng các tông.

Người thu mua giấy vụn bắt đầu tới Corridor Recycling từ 6h sáng. Mua xong, Corridor bán cho các nhà xuất khẩu như Jim Yang từ công ty Newport International LLC để chuyển tới các nước đang phát triển mà chủ yếu là Trung Quốc. Các nhà máy giấy ở đó sử dụng chúng để làm các thùng giấy mới dùng để đóng hàng hóa xuất ngược trở lại Mỹ. “Nhu cầu mua giấy vụn của Trung Quốc cực lớn”, vì họ không có nguyên liệu thô để làm đủ thùng giấy đóng hàng xuất khẩu, Yang nói.

Một khách quen là José Jimenez Leyva, 58 tuổi. Đổ một xe thùng giấy xuống xong, ông nói các cửa hàng địa phương biết ông và để thùng lại cho ông.

Ông giúp các cửa hàng trên đỡ phải mang rác đi đổ và kiếm đươc 90 đôla/ngày. “Tôi kiếm tiền thuê nhà và thanh toán hóa đơn từ đấy đấy,” ông nói.

Leonhardt, người có chiếc xe bán tải màu trắng chở đầy thùng giấy, nói ông bị một công ty giày cho nghỉ việc năm 2009 và trợ cấp thất nghiệp của ông tháng 12 vừa qua cũng hết.

Ông nghe anh hàng xóm nói đến việc thu mua giấy vụn và còn nói giá đang tăng. “Tôi vẫn muốn kiếm được công ăn việc làm như trước, nhưng đến giờ thì công việc này cũng đỡ đần được phần nào,” ông nói.

Minh Tuấn

Theo WSJ
Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment