Tình trạng này kéo dài khiến cuộc sống sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân dọc hai bên bờ sông trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Từ trung tâm huyện Quan Hóa, men theo Quốc lộ 15A gần 50km, chúng tôi đến ngã ba Co Lương (Vạn Mai), tiếp tục hành trình về phía trung tâm xã. Trên cung đường này chúng tôi được tận mắt chứng kiến hình ảnh con suối Sia, phụ lưu của sông Mã đang phải oằn mình chống chịu sự ô nhiễm do chất thải của nhà máy giấy gây ra. Từ con suối này, nước thải đen ngòm chảy trực tiếp ra sông Mã khiến nước sông đổi màu đục ngàu, bọt trắng xóa.
Từ trên cầu có thể dễ dàng quan sát thấy con suối Sia chuyển màu nâu đục, có những đoạn tung bọt trắng xóa, nước bốc mùi hôi thối. Một người dân ở xóm Khàn, xã Vạn Mai đang gánh những thùng nước vẩn đục để tưới cây cho hay: “Trước kia, suối Sia không chỉ trong xanh mà còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho đồng bào, cá, tôm nhiều không kể xiết, chỉ cần giăng lưới là đủ cho cả nhà ăn nhưng giờ thì không còn nữa. Từ khi nhà máy giấy đi vào hoạt động, các loài động, thực vật thủy sinh gần như bị hủy diệt, suối Sia đã chết rồi”.
Được biết, Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột giấy này trực thuộc Công ty cổ phần Hapaco Đông Bắc, tại cổng chính của nhà máy có một tấm bảng rất to ghi rõ các tác động tiêu cực đến môi trường cũng như biện pháp xử lý ô nhiễm được dựng lên như để trấn an lòng dân. Để xác minh thực hư chuyện xả thải ra môi trường của nhà máy giấy, chúng tôi nhờ người dân dẫn đường đến “mục sở thị” cống xả thải của công ty. Băng qua khu rừng luồng men theo bờ suối là đến khu vực phía sau nhà máy, nơi có cống xả thải ra môi trường.
Đường ống xả thải của Nhà máy sản xuất chế biến bột giấy Vạn Mai (Hòa Bình).
Theo quan sát, một ống nước thải với đường kính hơn 20cm được nối từ trong bể nước thải nhà máy cắm thẳng ra giữa suối Sia, nơi đầu ống, nước thải ra cuộn thành từng lớp và sủi bọt đục ngàu. Quá trình xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy này diễn ra liên tục trong gần chục năm trở lại đây mà không vấp phải sự kiểm tra hay chấn chỉnh của cơ quan chức năng; nhân dân các xã thượng nguồn sông Mã của tỉnh Thanh Hóa vẫn phải sống chung với ô nhiễm.
Quay trở lại ngã ba Co Lương, chúng tôi tiếp tục đi theo hướng lên xã Trung Sơn (Quan Hóa), tới cầu Co Lương, cũng là nơi suối Sia hòa mình vào dòng sông Mã chảy về xuôi. Nơi cửa suối, nước đục ngàu, màu đen nhuộm cả một khúc sông rộng lớn.
Anh Vi Văn Bản (xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa) đang thả lưới trên đoạn sông này không giấu nổi sự bức xúc: Trước kia, sông Mã nhiều cá vô kể nhưng mấy năm trở lại đây, muốn kiếm con cá sạch phải đi lên phía thượng nguồn, từ ngã 3 giao nhau của dòng nước ô nhiễm này lên xa nữa thì mới kiếm được cá, tôm, còn ở đây nước bẩn không con gì sống được. Chân tay đụng vào nguồn nước chảy ra từ suối Sia thì bị ngứa ngáy, đã có nhiều người mắc bệnh da liễu, tiêu hóa do sử dụng nguồn nước này. “Mấy năm trở lại đây, chúng tôi không dám cho trẻ con tắm dưới dòng sông này nữa”, anh Bản nói.
Sau khi tìm hiểu tình hình ô nhiễm và lắng nghe nhiều ý kiến phản ánh của nhân dân các xã của huyện Quan Hóa, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trương Công Tuấn, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa. Ông Tuấn cho biết: “Việc Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột giấy ở Vạn Mai xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Mã là có thật và đã xảy ra nhiều năm nay. Huyện Quan Hóa cũng như ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần đấu mối làm việc với các ban, ngành của tỉnh Hòa Bình để có biện pháp xử lý nhưng không hiểu vì lý do gì doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên xả nước thải độc hại ra suối Sia và sông Mã như vậy. Nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống của người dân tỉnh Thanh Hóa nên chúng tôi cũng khó xử lý”.
Trong khi chờ kết quả làm việc của ngành chức năng hai tỉnh, hàng ngàn người dân ở vùng hạ du xứ Thanh hằng ngày vẫn phải gánh chịu ô nhiễm nặng nề. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình cần vào cuộc, xử lý nghiêm những sai phạm, trả lại sự sống cho suối Sia và sông Mã, quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Như Quỳnh
Từ trung tâm huyện Quan Hóa, men theo Quốc lộ 15A gần 50km, chúng tôi đến ngã ba Co Lương (Vạn Mai), tiếp tục hành trình về phía trung tâm xã. Trên cung đường này chúng tôi được tận mắt chứng kiến hình ảnh con suối Sia, phụ lưu của sông Mã đang phải oằn mình chống chịu sự ô nhiễm do chất thải của nhà máy giấy gây ra. Từ con suối này, nước thải đen ngòm chảy trực tiếp ra sông Mã khiến nước sông đổi màu đục ngàu, bọt trắng xóa.
Từ trên cầu có thể dễ dàng quan sát thấy con suối Sia chuyển màu nâu đục, có những đoạn tung bọt trắng xóa, nước bốc mùi hôi thối. Một người dân ở xóm Khàn, xã Vạn Mai đang gánh những thùng nước vẩn đục để tưới cây cho hay: “Trước kia, suối Sia không chỉ trong xanh mà còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho đồng bào, cá, tôm nhiều không kể xiết, chỉ cần giăng lưới là đủ cho cả nhà ăn nhưng giờ thì không còn nữa. Từ khi nhà máy giấy đi vào hoạt động, các loài động, thực vật thủy sinh gần như bị hủy diệt, suối Sia đã chết rồi”.
Được biết, Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột giấy này trực thuộc Công ty cổ phần Hapaco Đông Bắc, tại cổng chính của nhà máy có một tấm bảng rất to ghi rõ các tác động tiêu cực đến môi trường cũng như biện pháp xử lý ô nhiễm được dựng lên như để trấn an lòng dân. Để xác minh thực hư chuyện xả thải ra môi trường của nhà máy giấy, chúng tôi nhờ người dân dẫn đường đến “mục sở thị” cống xả thải của công ty. Băng qua khu rừng luồng men theo bờ suối là đến khu vực phía sau nhà máy, nơi có cống xả thải ra môi trường.
Đường ống xả thải của Nhà máy sản xuất chế biến bột giấy Vạn Mai (Hòa Bình).
Theo quan sát, một ống nước thải với đường kính hơn 20cm được nối từ trong bể nước thải nhà máy cắm thẳng ra giữa suối Sia, nơi đầu ống, nước thải ra cuộn thành từng lớp và sủi bọt đục ngàu. Quá trình xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy này diễn ra liên tục trong gần chục năm trở lại đây mà không vấp phải sự kiểm tra hay chấn chỉnh của cơ quan chức năng; nhân dân các xã thượng nguồn sông Mã của tỉnh Thanh Hóa vẫn phải sống chung với ô nhiễm.
Quay trở lại ngã ba Co Lương, chúng tôi tiếp tục đi theo hướng lên xã Trung Sơn (Quan Hóa), tới cầu Co Lương, cũng là nơi suối Sia hòa mình vào dòng sông Mã chảy về xuôi. Nơi cửa suối, nước đục ngàu, màu đen nhuộm cả một khúc sông rộng lớn.
Anh Vi Văn Bản (xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa) đang thả lưới trên đoạn sông này không giấu nổi sự bức xúc: Trước kia, sông Mã nhiều cá vô kể nhưng mấy năm trở lại đây, muốn kiếm con cá sạch phải đi lên phía thượng nguồn, từ ngã 3 giao nhau của dòng nước ô nhiễm này lên xa nữa thì mới kiếm được cá, tôm, còn ở đây nước bẩn không con gì sống được. Chân tay đụng vào nguồn nước chảy ra từ suối Sia thì bị ngứa ngáy, đã có nhiều người mắc bệnh da liễu, tiêu hóa do sử dụng nguồn nước này. “Mấy năm trở lại đây, chúng tôi không dám cho trẻ con tắm dưới dòng sông này nữa”, anh Bản nói.
Sau khi tìm hiểu tình hình ô nhiễm và lắng nghe nhiều ý kiến phản ánh của nhân dân các xã của huyện Quan Hóa, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trương Công Tuấn, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa. Ông Tuấn cho biết: “Việc Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột giấy ở Vạn Mai xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Mã là có thật và đã xảy ra nhiều năm nay. Huyện Quan Hóa cũng như ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần đấu mối làm việc với các ban, ngành của tỉnh Hòa Bình để có biện pháp xử lý nhưng không hiểu vì lý do gì doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên xả nước thải độc hại ra suối Sia và sông Mã như vậy. Nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống của người dân tỉnh Thanh Hóa nên chúng tôi cũng khó xử lý”.
Trong khi chờ kết quả làm việc của ngành chức năng hai tỉnh, hàng ngàn người dân ở vùng hạ du xứ Thanh hằng ngày vẫn phải gánh chịu ô nhiễm nặng nề. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình cần vào cuộc, xử lý nghiêm những sai phạm, trả lại sự sống cho suối Sia và sông Mã, quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Như Quỳnh
Công việc tuyệt vời để xuất bản một bài viết tốt đẹp như vậy. Bài viết của bạn không chỉ hữu ích nhưng nó thực sự có nhiều thông tin. Cảm ơn bạn vì bạn đã sẵn sàng chia sẻ thông tin với chúng tôi. hóa chất xử lý nước thải
ReplyDelete