BTricks

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG GIẤY VÀ SẢN PHẨM GIẤY QUÝ II/2012 VÀ DỰ BÁO QUÍ III/2012- P1

A. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

I. Thị trường giấy và sản phẩm giấy 6 tháng đầu năm 2012

1. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam

Theo thống kê, trong 2,075 triệu tấn giấy được tiêu dùng trong nước mỗi năm thì có tới 48,2% là nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15% - 16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Nhưng chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 437.600 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%), sản xuất bột giấy trong nước hiện chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu.

1.1. Nguồn cung giấy qua nhập khẩu

Năm 2011, cả nước đã nhập khẩu 132.000 tấn bột giấy, tăng 24% so với năm trước đó. Tổng lượng bột giấy sản xuất ở nội địa 353.500 tấn, tăng 2,2%. Nhập khẩu giấy thu hồi 385,568 tấn, tăng mạnh 42.9%, trong khi cả nước có khoảng 883,626 tấn, tăng 20.4%. Việt Nam đã sản xuất tổng lượng giấy và ván là 1.513 triệu tấn trong năm 2011, tăng 16.5%, nhưng cũng nhập khẩu gần 1.190 triệu tấn giấy và ván, tăng 3.4%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2012 cả nước nhập khẩu 478.803 tấn giấy các loại, trị giá 460,84 triệu USD (tăng 10,8% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2011).

Thị trường cung cấp giấy lớn nhất cho Việt Nam là Indonesia, chiếm 20,66% thị phần giấy nhập khẩu tại Việt Nam với 95,19 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2011 thì kim ngạch lại giảm nhẹ 1,74%; thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan chiếm 13,34% thị phần giấy nhập khẩu, với 61,5 triệu USD, tăng 16,28% so với cùng kỳ; đứng thứ 3 là thị trường Thái Lan chiếm 13,19%, với 60,81 triệu USD, tăng 2,83%; tiếp sau đó là Singaporre chiếm 12,31%, đạt 56,75 triệu USD, giảm 3,48%; Hàn Quốc chiếm 8,83%, đạt 40,7 triêu USD, tăng 19,67%; Trung Quốc chiếm 8,66%, đạt 39,9 triệu USD, tăng 72,99%; Nhật Bản chiếm 6,15%, đạt 28,34 triệu USD, tăng 1,64%; Malayssia chiếm 2,61%, đạt 12 triệu USD, giảm 29,28%; Hoa Kỳ chiếm 2,57%, đạt 11,83 triệu USD, tăng mạnh 103,13%. 

Trong 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu giấy từ thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh nhất tới trên 103% so với cùng kỳ, đạt 11,83 triệu USD; nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tăng tới 73%, đạt 39,9 triệu USD; nhập khẩu từ Phần Lan tăng 32,36%, đạt 6,55 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu giấy giảm mạnh ở các thị trường như: Italia (giảm 42,58%, đạt 2,72 triệu USD), Ấn Độ (giảm 41,6%, đạt 4,57 triệu USD), Áo (giảm 36,91%, đạt 1,73triệu USD), Philipines (giảm 35,86%, đạt 6,02triệu USD).
ĐVT: USD


Thị trường


T5/2012


5T/2012


T5/2011


5T/2011
% tăng, giảm KN T5/2012 so với T5/2011
5T/ 2012 so với cùng kỳ
Tổng cộng
109.496.509
460.843.403
94.175.860
435.005.180
+16,27
+5,94
Indonesia
21.370.985
95.187.477
19.277.186
96.873.143
+10,86
-1,74
Đài Loan
12.778.441
61.498.097
12.497.072
52.886.163
+2,25
+16,28
Thái Lan
15.220.093
60.807.901
15.077.655
59.135.719
+0,94
+2,83
Singapore
13.210.694
56.750.246
14.568.339
58.793.475
-9,32
-3,48
Hàn Quốc
10.723.247
40.701.794
5.858.781
34.010.419
+83,03
+19,67
Trung Quốc
11.331.123
39.897.852
5.769.470
23.063.245
+96,40
+72,99
Nhật Bản
6.049.799
28.337.359
4.976.567
27.879.304
+21,57
+1,64
Malaysia
2.901.388
12.012.496
3.888.875
16.986.628
-25,39
-29,28
Hoa Kỳ
1.700.302
11.829.947
1.113.806
5.823.711
+52,66
+103,13
Phần Lan
1.273.369
6.550.016
886.760
4.948.693
+43,60
+32,36
Philippines
1.911.047
6.018.301
694.832
9.383.343
+175,04
-35,86
Ấn Độ
249.936
4.571.875
682.666
7.828.334
-63,39
-41,60
Nga
910.013
3.362.257
1.255.023
4.289.860
-27,49
-21,62
Đức
862.789
3.229.008
433.954
2.960.780
+98,82
+9,06
Italia
1.023.927
2.721.630
1.417.962
4.740.070
-27,79
-42,58
Thuỵ Điển
356.344
1.990.484


*
*
Pháp
565.592
1.889.259
1.012.904
2.162.770
-44,16
-12,65
Áo
314.398
1.734.268
591.525
2.748.831
-46,85
-36,91
1.2 Nguồn cung giấy từ thị trường nội địa
           Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, đến nay ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam hầu như không có doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương phẩm công suất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất  bột chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất giấy của chính doanh nghiệp. Hiện cả nước có 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy, với tổng năng lực sản xuất 2,075 triệu tấn giấy và 437.600 tấn bột giấy mỗi năm. Công suất bột giấy mới chỉ đạt khoảng 21,8%, sản xuất bột giấy mới đáp ứng được 37% nhu cầu, số bột giấy còn lại được đảm bảo bởi bột giấy nhập khẩu, giấy loại thu gom nội địa và giấy loại nhập khẩu.
Trong 10 năm qua, đã có một số dự án nhà máy bột giấy được đưa vào kế hoạch đầu tư, trong đó có Nhà máy bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) công suất thiết kế 130.000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) 100.000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Thanh Hóa, 2 nhà máy bột giấy của Tập đoàn Tân Mai tại Quảng Ngãi và Kon Tum.... song cho tới nay, tất cả dự án bột giấy này hoặc chưa đầu tư xong, hoặc gặp khó về nguồn nguyên liệu
Ngành giấy Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-16%. Giấy đã qua sử dụng hiện là nguyên liệu chính để sản xuất, chiếm tới 70% tổng số nguyên liệu đưa vào sử dụng để sản xuất giấy. Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Song, hiện ở nước ta, tỉ lệ thu gom và tận dụng nguồn nguyên liệu này còn rất hạn chế, hiện Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể về thu hồi giấy loại. Ước tính, hiện trên cả nước chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. Bình thường, giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần. Việc tái chế giấy giúp giảm khí thải độc hại ra môi trường, tránh phải chặt cây, chi phí chôn lấp... do đó cần phải coi thu hồi giấy là một chiến lược của ngành công nghiệp giấy.
1.3. Nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu dùng giấy của cả nước năm 2012 ước đạt khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại, trong đó nhập khẩu khoảng 1,23 triệu tấn. Như vậy, so với năm 2011, lượng giấy nhập khẩu của nước tăng sẽ tăng hơn 230.000 tấn. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 438.000 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%). Không những thế, việc phải nhập hầu hết công nghệ sản xuất giấy của nước ngoài đã cho thấy những bí bách của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước xu hướng buộc phải tái cấu trúc để hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Tiêu dùng giấy (các loại) bình quân đầu người Việt Nam là khoảng 14 - 20kg, trong khi của Singapore khoảng 144kg/người/năm. Tiêu dùng bình quân tissue của Việt Nam là dưới 1kg/người/năm, trong khi Trung Quốc với 1 tỷ người là 3kg/người/năm, thế giới hiện khoảng trên 4kg/người/năm. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, mức tiêu dùng nội địa sẽ tăng bình quân 41% năm, trong đó sản xuất giấy tissue trong nước đáp ứng 70% cho tiêu dùng nội địa và 30% cho xuất khẩu. Theo đà phát triển này, một tầm nhìn tươi sáng cho ngành giấy tissue - ước tính đến năm 2015 đã được phác thảo, tổng năng lực sản xuất sẽ đạt ngưỡng 80% với khoảng 150.000 tấn giấy tissue, tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn 2005-2010 và nâng mức tiêu dùng bình quân đầu người đạt 1,1kg. 20%/năm cũng là mức tăng trưởng dự kiến hằng năm của ngành hàng giấy tissue Việt Nam. Dù vậy, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu của ngành sản xuất tissue.  
Trong 5-10 năm tới, Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc vào lượng giấy nhập khẩu khá lớn như giấy bao bì, giấy làm hộp cao cấp, giấy trang trí, ngay như giấy báo cũng phải nhập khẩu đến 80% nhu cầu. Hiện cả nước còn khoảng 35% doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và nước, gây ô nhiễm môi trường. Số doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn rất ít như Giấy Sài Gòn, An Bình, Chánh Dương, Việt Trì, Tân Mai, Bãi Bằng …
Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment