II. Những tồn tại và giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam và những đề xuất, kiến nghị
1. Những tồn tại của ngành giấy Việt Nam
Với nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, ngành công nghiệp giấy nước ta có điều kiện phát triển. Tuy nhiên việc nhập khẩu bột giấy còn “nặng”, công nghệ sản xuất vẫn phụ thuộc nước ngoài, việc thu hồi giấy chưa cao…đã làm sản xuất gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có chiến lược cụ thể để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp giấy hiện nay
Thực trạng hiện nay là doanh nghiệp ngành giấy gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Để đầu tư vào ngành công nghiệp bột giấy, một dự án cần khoảng 200 – 300 triệu USD – đây là một số vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức để huy động. Trong khi đó, các dự án trong các lĩnh vực khác chỉ cần một vài triệu USD và khả năng hoàn vốn nhanh.
Ngoài ra, một bất cập chung của các ngành công nghiệp mũi nhọn mà ngành công nghiệp giấy của Việt Nam cũng không tránh khỏi là thực trạng "xuất khẩu thô”. Trong khi hiện tượng sụt giảm nguyên liệu do phá rừng, thiên tai... xảy ra hàng năm, nhưng hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu 5,4 triệu tấn dăm khô từ gỗ rừng trồng năm 2011 (đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới). Các nước mua nguyên liệu thô của Việt Nam sản xuất thành phẩm, sau đó nhập trở lại Việt Nam với giá thành cao (!?). Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhưng đến năm 2011, đã tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Lượng xuất khẩu trong năm 2011 cao hơn 36% so với năm 2010 và tăng gấp ba lần kể từ năm 2007. Tại rất nhiều cảng ở khu vực miền Trung như Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế)... thường xuyên có các tàu hàng rời, cập cảng chỉ để vận chuyển dăm gỗ đi các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngành sản xuất giấy và chế biến gỗ đã cùng lên tiếng lo ngại việc ồ ạt xuất khẩu dăm gỗ sẽ càng làm tăng áp lực thiếu nguyên liệu cho các ngành này. Việc xuất khẩu ồ ạt dăm gỗ không chỉ ảnh hưởng đến tổng cầu nguyên liệu gỗ trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến cả ngành chế biến gỗ và sản xuất giấy. Với ngành sản xuất giấy, dăm gỗ là một dạng nguyên liệu thô, có giá trị thấp hơn rất nhiều nếu chọn hướng xuất khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.
Hiện Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể về thu hồi giấy loại. Ước tính, hiện trên cả nước chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. Bình thường, giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần. Việc tái chế giấy giúp giảm khí thải độc hại ra môi trường, tránh phải chặt cây, chi phí chôn lấp... do đó cần phải coi thu hồi giấy là một chiến lược của ngành công nghiệp giấy. Trên thực tế, Nhật và Đức là 2 quốc gia hàng đầu trên thế giới về tái chế các sản phẩm từ giấy để phục vụ trở lại cho nhu cầu trong nước, với năng lực thu hồi từ 70 – 80% giấy phế loại từ cộng đồng. Như vậy có thể thấy, họ là những nước giàu nhưng họ biết tiết kiệm tài nguyên, còn nước ta dù nghèo nhưng lại đang lãng phí rất nhiều tài nguyên.
2. Mục tiêu và giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành giấy năm 2012:
Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết, năm 2012 mặc dù ngành giấy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng công ty sẽ nỗ lực vượt khó quyết tâm hoàn thành cho được những mục tiêu đề ra. Cụ thể, tổng công ty phấn đấu đạt 3.260 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 7.772 tỷ đồng doanh thu, sản lượng giấy các loại đạt 318.500 tấn, sản lượng tiêu thụ giấy đạt 319.000 tấn, xuất khẩu 400.000 tấn dăm mảnh và lợi nhuận dự kiến đạt 125 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2011.
Để đạt được những mục tiêu này, Tổng công ty Giấy sẽ thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy cũng như đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty có hiệu quả. Cụ thể, phấn đấu giảm tối đa định mức các yếu tố đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: Đối với sản xuất giấy, tăng tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng, tỷ lệ sử dụng nước thu hồi, hơi thu hồi, giảm lượng điện sử dụng. Tăng tỷ lệ sử dụng phụ tùng thay thế, hóa chất, vật tư… sản xuất trong nước vào các dự án và trong sản xuất. Tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra giám sát, chất lượng rừng trồng, giảm tỷ lệ hao hụt về diện tích, hao hụt về sản lượng gỗ khi thu hoạch.
Bên cạnh đó, công tác mở rộng thị trường cũng là một trong những giải pháp trọng tâm của tổng công ty nhằm ổn định và phát triển thị trường của ngành giấy trong năm 2012. Theo đó, tổng công ty sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế bán hàng linh hoạt, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Ngoài ra, tổng công ty cũng sẽ mở rộng, phát triển rừng nguyên liệu giấy để tạo nền tảng vững chắc cho sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng, tăng cường đầu tư thâm canh. Đầu tư, cải tiến để tăng hiệu quả công tác thiết kế khảo sát lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo độ chính xác về hiệu quả chuyên môn, chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý hiện trường. Đặc biệt, tổng công ty sẽ tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, cụ thể: Hoàn thiện việc lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam; đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết bị tại Nhà máy giấy Bãi Bằng; đầu tư xưởng chế biến gỗ xuất khẩu tại Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam; đầu tư xử lý nước thải tại Công ty giấy Tissue Sông Đuống và triển khai các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy…Đánh giá cao những giải pháp của Tổng công ty Giấy nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2012, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đặc biệt lưu ý: Các DN ngành giấy phải tập trung hơn nữa vào công tác thị trường, cần phải đổi mới cách làm, mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối tránh tập trung sản phẩm vào một số đại lý lớn… có như thế mới hạn chế được các khâu trung gian, giảm giá thành sản phẩm. Và một điểm quan trọng nữa là các DN phải đầu tư nghiên cứu để không chỉ đưa ra thị trường những sản tốt mà phải đưa ra được những sản phẩm người tiêu dùng yêu cầu… Có như vậy các DN mới có thể trụ vững và vượt qua khó khăn hoàn thành được mục tiêu của năm 2012.
3. Những đề xuất và kiến nghị:
Các doanh nghiệp ngành giấy nên tham gia Paper Chem Vietnam 2012 là cơ hội tốt để công nghiệp giấy Việt Nam trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao trong các lĩnh vực: Hóa chất, nguyên liệu thô, dây chuyền máy, thiết bị, linh kiện, công nghệ sản xuất bột, giấy, công nghệ môi trường và kể cả khâu thành phẩm. Hiện, Áo, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan là những quốc gia hàng đầu trong những lĩnh vực này, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới của họ.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng gợi ý ngành công nghiệp giấy Việt Nam nên đầu tư vào mạng lưới thị trường theo phương châm "Nguồn cung mạnh – Nguồn cầu cao”, từ đó tạo cơ hội cho việc thiết lập quan hệ, đầu tư dự án; tăng cường sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp giấy và tính năng cạnh tranh quốc tế.
Để phản ứng với việc xuất khẩu dăm gỗ ồ ạt như hiện nay, mới đây Công ty cổ phần giấy An Hòa (Giấy An Hòa) đã kiến nghị tăng thuế xuất khẩu dăm mảnh lên 20% thay vì 5% như hiện nay, tạo điều kiện cho sản xuất bột giấy trong nước có nguyên liệu.
Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (Hawa) cũng kiến nghị Bộ Tài chính áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm gỗ với lý do xuất khẩu dăm gỗ quá nhiều đã gây tác động xấu đến ngành chế biến gỗ trong nước và cần phải hạn chế tình trạng này. Hawa cho rằng, ngày càng nhiều các doanh nghiệp chế biến ván sàn gỗ công nghiệp làm từ dăm gỗ hoặc từ cây gỗ ngắn ngày băm nhỏ nên nhu cầu nguồn nguyên liệu dăm gỗ càng lớn. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng châu Âu, Hàn Quốc đang yêu cầu các sản phẩm dăm gỗ, gỗ vụn đóng thành tấm để làm chất đốt cho công nghiệp cũng như dân sinh. Các đơn hàng này cho lợi nhuận cao trong khi công nghệ chế biến đơn giản.
Do nguồn nguyên liệu bị xuất khẩu ồ ạt khiến giá loại nguyên liệu này trong nước tăng cao. Chính phủ cần có quy hoạch đối với các cụm khai thác vùng nguyên liệu và chế biến để tận dụng nguyên liệu dăm gỗ, gỗ vụn trong khâu cưa xẻ để sản xuất ván sàn có giá trị cao hơn rất nhiều so với xuất thô nguyên liệu.
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính chất xã hội cao, đối tượng hưởng thụ lớn, có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây chuyền, thiết bị, quá trình sản xuất và quá trình đầu tư. Để ngành giấy phát triển theo đúng vai trò của nó trong xã hội, thiết nghĩ, trước tiên chúng ta cần phải xác định ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng. Do vậy, cần đầu tư thích đáng cho công tác định hướng, quy hoạch và có những chính sách ưu tiên về đầu tư.
Các DN cho biết, họ mong muốn được các Bộ, ngành liên quan có chính sách khuyến khích thông qua việc hỗ trợ DN, các hộ gia đình trong việc đưa giống mới, năng suất cao vào trồng rừng nguyên liệu, các đối tượng tham gia trồng rừng cần được ưu tiên, ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Ngoài ra, để ngành giấy tiếp cận những công nghệ mới, cần tăng cường công tác đầu tư cho khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, khuyến khích DN đầu tư nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được đầu tư xứng đáng. Đây là những điều mà hầu hết các DN sản xuất, kinh doanh ngành giấy đang mong chờ.
Để quy hoạch ngành công nghiệp giấy đến năm 2020 có tính thực tiễn cao, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng cần ổn định chính sách thuế đối với ngành giấy theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO. Miễn thuế cho việc thu gom, buôn bán giấy đã qua sử dụng để sản xuất giấy. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành quy định chỉ sử dụng giấy có độ trắng 82 - 85 ISO đối với sách học tập, vở, giấy văn phòng để hạn chế sử dụng chất tẩy trong ngành công nghiệp này. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp này để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất và chế biến bột giấy thông qua các dự án đầu tư 100% vốn của nước ngoài, liên doanh, liên kết… Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
B. THỊ TRƯỜNG GIẤY VÀ BỘT GIẤY THẾ GIỚI 6 THÁNG/2012
Trên thị trường thế giới, giá giấy in, giấy photo, giấy bao bì, giấy tái chế biến động liên tục từ đầu năm 2012 đến nay; trong đó các loại bột giấy tăng mạnh, giấy bao bì tăng, giấy tái chế cũng tăng, riêng giấy in báo lại giảm giá.
Thị trường Châu Âu:
Giá bột Kraf gỗ cứng đã tẩy – BHK đã có mức tăng rất mạnh từ mức 648,85 USD/tấn hồi đầu tháng 1 đã lên 755,84USD/tấn vào đầu tháng 4 và tiếp tục lên tới 785,83 USD/tấn vào giữa tháng 6/2012 (tức tăng 137 USD/tấn, tương đương 21,11%); Vì đồng Euro yếu hơn so với đồng Đô la Mỹ nên các chỉ số tính trên đồng Euro tăng, giá loại bột BHK tăng 137 Euro/tấn so với đầu năm.
Giá bột Kraft gỗ mềm – NBSK cũng biến động tăng trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng mức tăng không đột biến như bột gỗ cứng; trong đó bột kraft gỗ mềm miền Bắc tăng mạnh từ giữa tháng 4 đến hết tháng 5 (từ 829,04 USD/tấn đầu tháng 1 lên lến mức 854,39USD/tấn cuối tháng 5 (tức tăng 3,06%) nhưng sau đó lại sụt giảm xuống 834,36 USD/tấn trong trung tuần tháng 6/2012.
Giá giấy in báo trên thị trường Châu Âu từ đầu năm đến nay giảm nhẹ, giá trong tháng 1 và tháng 2 luôn đứng ở mức 512-513 Euro/tấn, nhưng từ đầu tháng 3 giá bắt đầu giảm xuống mức 509 Euro/tấn và đến giữa tháng 6 giá giấy in còn ở mức 506 Euro/tấn; giấy photo A4 B-grade tại thị trường châu Âu cũng giảm dần từ đầu năm 2012 đến nay, từ mức 866,24Euro/tấn hồi đầu tháng 1, xuống mức 856,14 Euro/tấn vào giữa tháng 6 (tức giảm 17%).
Giấy bao bì tại thị trường Châu Âu hầu hết đều tăng giá so với đầu năm 2012: loại Testliner 2 tăng 2Eurro/tấn và đang ở mức 442,85Euro/tấn, Testliner 3 giá 41,59 Euro/tấn (tăng 11,95 Euro/tấn).
Giấy tái chế OCC 124.82 Euro/tấn (tăng 11,95 Euro/tấn; ONP/OMG 143.65E (tăng 14 Euro/tấn)
Thị trường Trung Quốc: Giá bột giấy cũng liên tục tăng từ đầu năm đến nay; trong đó Bột Kraft gỗ cứng có mức tăng mạnh hơn bột Kraft gỗ mềm; Bột gỗ cứng tăng liên tục từ mức 562,22 USD/tấn đầu tháng 1 lên đến 640 USD/tấn vào đầu tháng 4 và lại tiếp tục tăng đến 665 USD/tấn vào giữa tháng 6/2012 (tức tăng 18,3% so với đầu năm); bộ gỗ mềm đạt mức 661 USD/tấn hồi đầu năm sau đó tăng mạnh lên 710 USD/tấn vào đầu tháng 5, nhưng sau đó lại trở lại mức 662 USD/tấn giữa tháng 6 năm nay.
Thị trường Mỹ: giá bột giấy NBSK tăng từ mức 870 - 876,9 USD/tấn trong khoảng thời gian giữa tháng 1 đến đầu tháng 4, nhưng đến giữa tháng 4 giá liên tục tăng từ 895 USD/tấn lên 900 USD/tấn vào trung tuần tháng 6/2012 (tăng 3,45% so với đầu năm). Riêng giấy In báo tại thị trường Mỹ giá giảm nhưng mức giảm không nhiều, loại giấy định lượng 30 lb 621,06 USD/tấn (giảm 2,75 USD/tấn), In báo định lượng 27 lb 661,45USD/tấn (giảm 3,14 USD/tấn).
III. Nhận định thị trường giấy quí III/2012
Quí III là thời điểm học sinh chuẩn bị đồ dùng và thiết bị học tập để bước vào năm học mới, do đó dự báo thị trường giấy, vở cũng sẽ sôi động hơn rất nhiều so với quí II, sức mua và tiêu thụ giấy cũng vì thế mà tăng mạnh, nhưng dự báo giá giấy sẽ không tăng vì hiện ngành giấy đang rất khó khăn, giải phóng được lượng hàng tồn trong kho là điều mong muốn nhất của ngành giấy. Ngay từ giữa tháng 6 nhiều công ty đã chuẩn bị đưa ra các chương trình khuyến mại nhân dịp năm học mới để kích cầu, thu hút khách hàng. Hiện nay giá giấy ngoại chỉ cao hơn so với giấy nội một chút ít (giấy photo A4 Paper One nhập khẩu từ Indonesia 53.000đ/ram, giấy Bãi Bằng A4 ĐL70 giá 51.500đ/ram), nên giá trong nước không thể tăng hơn được nữa, nếu không sẽ không thể cạnh tranh nổi với giấy ngoại nhập khẩu.
Giá bột giấy thế giới trong quí III có xu hướng tăng do cước vận tải bằng đường sắt ở Trung Quốc tăng. Bộ Đường sắt Trung Quốc đã tăng bình quân cước vận chuyển hàng hóa nội địa RMB 0,01/tấn cho 1 km từ ngày 20/05/2012, tăng 9,51% so với mức cước trước đó RMB 0,105/tấn cho 1 km. Hệ thống đường sắt đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển khối lượng lớn và hầu hết các thành phố ở biên giới ở Trung Quốc phụ thuộc vào vận chuyển đường sắt trong thương mại quốc tế.
Tham khảo giá giấy, bìa, đề can của Công ty VPP Hồng Hà tháng 5/2012
Tham khảo giá giấy, bìa, đề can của Công ty VPP Hồng Hà tháng 5/2012
Tên sản phẩm
|
ĐVT
|
Giá
|
Giấy in A4 BB vỏ hồng (có tem)
|
Ram
|
49.000
|
Giấy BB A4 bọc trắng ĐL 70
|
Ram
|
50.000
|
Giấy Indo Paperline A4 ĐL70
|
Ram
|
55.000
|
Giấy Indo Epaper, A+
|
Ram
|
54.000
|
Giấy Indo IK Plus A4ĐL70
|
Ram
|
57.000
|
Giấy Indo Paper One A4 ĐL70
|
Ram
|
57.000
|
Giấy Thái Supre A4 ĐL 70
|
Ram
|
57.000
|
Giấy Indo Paper One A4 ĐL80
|
Ram
|
69.000
|
Giấy Thái Supre A4 ĐL 80
|
Ram
|
67.000
|
Giấy Thái Supre A3 ĐL 70
|
Ram
|
120.000
|
Giấy Double A ĐL80
|
Ram
|
75.000
|
Giấy IK A3 ĐL70
|
Ram
|
120.000
|
Bìa ngoại đóng sổ màu A4 Indo
|
Ram
|
32.000
|
Bìa ngoại màu trắng A4
|
Ram
|
35.000
|
Bìa Mica A4 Trung (100 tờ/ram)
|
Ram
|
62.000
|
Bìa Mica A4 Dày (100 tờ/ram)
|
Ram
|
68.000
|
Giấy Đề can TOMY A5 (Các số)
|
Tập
|
9.000
|
Giấy đề can A4 trắng (nền xanh)
|
Tập
|
100.000
|
Giấy đề can A4 trắng UNC, TOMY các số
|
Tập
|
170.000
|
Giấy đề can A4 trắng (nền vàng)
|
Tập
|
85.000
|
Giấy photo màu A4
|
Ram
|
89.000
|
Giấy in ảnh Epson (in hoa cúc)
|
Tập
|
35.000
|
Giấy in phun Epson A4 (1 mặt)
|
Ram/100t
|
53.000
|
Giấy in phun Kim Mai A4 (2 mặt) DL 250g
|
Ram/50t
|
60.000
|
Giấy in phun Kim Mai A4 (2 mặt) DL 220g
|
Ram/50t
|
55.000
|
Giấy A3 1 liên in liên tục
|
Hộp
|
320.000
|
Giấy in A4 2 liên, 3 liên
|
Hộp
|
365.000
|
Giấy can A4-ĐL 73
|
Ram
|
190.000
|
Giấy can A4-ĐL 53
|
Ram
|
270.000
|
0 comments:
Post a Comment